Dự án No More GPGP (Giảm thiểu đồ nhựa)

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 01:31, ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Hoạt động làm sạch môi trường No More GPGP (Manila Bay, Philippines)
Hoạt động làm sạch môi trường No More GPGP (Manila Bay, Philippines)

No More GPGP là một dự án do ASEZ WAO khởi xướng nhằm giảm thiểu đồ nhựa, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Thông qua dự án No More GPGP, ASEZ WAO mong muốn thu gom 80.000 tấn rác thải nhựa nhằm ngăn chặn việc phát sinh GPGP (Great Pacific Garbage Patch, đảo rác khổng lồ ở Thái Bình Dương) lần thứ 2. ASEZ WAO tổ chức các chiến dịch, buổi tọa đàm, hội thảo nhằm cảnh báo cho người dân và cộng đồng quốc tế về tính nghiêm trọng của vấn đề đồ nhựa.

ASEZ WAO 공식 로고.jpg

Hoạt động vì nhân loại
(Campaigns For US)

• Ứng phó với COVID-19
Heart to Heart

Hoạt động vì trái đất
(Campaigns For EARTH)

• Ứng phó biến đổi khí hậu
Green Workplace
Mother's Forest

• Giảm thiểu đồ nhựa
No More GPGP

• Bảo vệ hệ sinh thái trên mặt đất
Green Earth

• Bảo vệ hệ sinh thái biển
Blue Ocean

ASEZ WAO là đoàn thể phụng sự quốc tế được tổ chức bởi các thánh đồ thanh niên công sở trực thuộc hơn 7500 Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại 175 quốc gia trên khắp thế giới.

Mục đích hoạt động No More GPGP

Chủ đề không thể thiếu mỗi khi bàn luận đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong thế kỷ 21 chính là rác thải nhựa. Ấy là vì đồ nhựa vốn hữu dụng trong mọi mặt cuộc sống đến mức không có nơi nào không sử dụng, giờ đây lại đang đe họa hệ sinh thái toàn cầu.

Theo Báo cáo Môi trường năm 2018 do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố, mỗi năm phát sinh 330 triệu tấn rác thải nhựa trên mặt đất, số lượng này tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số trên ngôi làng toàn cầu. Một số lượng lớn rác thải đổ xuống biển và đe dọa sự sinh tồn của sinh vật biển. Tạp chí học thuật quốc tế Nature Communications ước tính mỗi năm có 1,15 triệu đến 2,41 triệu tấn rác thải nhựa từ sông chảy ra biển. Hơn một nửa lượng chất thải nhựa không lắng xuống do tỷ trọng thấp hơn nước, rác thải trôi ra biển theo dòng hải lưu và tích tụ ở khu vực hoàn lưu tạo thành hòn đảo rác thải nhựa. Trong số đó, đảo rác thải nhựa có quy mô lớn nhất được hình thành ở khu vực Thái Bình Dương được gọi là GPGP (Great Pacific Garbage Patch). GPGP có diện tích khoảng 1,6 triệu ㎢ , gấp 2 lần diện tích tiểu bang Texas, Mỹ và gấp 3 lần lãnh thổ nước Pháp.

Rác thải nhựa không chỉ trôi nổi trên đại dương. 15% các sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng do ăn phải chất thải nhựa. Nhựa tồn tại trong cơ quan tiêu hóa của 90% các loài chim biển. Khoảng 600 loài sinh vật biển đang phải đối mặt với hiểm họa từ rác thải nhựa.[1] Sự thiệt hại đó cuối cùng lại đổ trên loài người. Đó là vì các “hạt vi nhựa (microplastic)” đã rã thành mảnh vụn dưới 5㎜ bị nhầm lẫn là thức ăn và các loài sinh vật biển sẽ hấp thụ chúng, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh vật ấy mà còn đến con người thông qua chuỗi thức ăn. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy lượng hạt vi nhựa mà một người hấp thụ trong một tuần tương đương với một thẻ tín dụng.[2]

ASEZ WAO đang thực hiện dự án No More GPGP với mục tiêu giảm thiểu lượng đồ nhựa trên toàn cầu. Bằng cách tận dụng linh hoạt mạng lưới nhân lực được cấu thành bởi các thành viên tại 175 quốc gia, với mục đích thu gom 80.000 tấn rác thải nhựa nhằm ngăn chặn hầu cho GPGP không phát sinh thêm nữa (No More GPGP), đồng thời cảnh báo mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm đồ nhựa trong cộng đồng quốc tế.

Giới thiệu dự án

Hội thảo No More GPGP được tổ chức tại Bayanzurkh, Mông Cổ
Hội thảo No More GPGP được tổ chức tại Bayanzurkh, Mông Cổ

ASEZ WAO nhận thấy cần thiết sự nỗ lực trên nhiều phương diện và góc độ trong việc sản xuất, tiêu thụ và xử lý nhựa. Đồng thời triển khai các hoạt động cụ thể để giảm thiểu đồ nhựa thông qua dự án “No More GPGP” từ tháng 1 năm 2020. Dự án này cũng giống với việc “Bảo vệ hệ sinh thái biển”, là mục tiêu số 14 của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do Liên Hiệp Quốc chỉ định. Mục tiêu chi tiết đầu tiên trong mục tiêu số 14 của SDGs là ngăn chặn và giảm thiểu đáng kể tất cả các loại hình ô nhiễm môi trường biển đến năm 2025, bao gồm ô nhiễm do rác thải biển và ô nhiễm chất dinh dưỡng phát sinh từ các hoạt động trên đất liền.

Các hoạt động cụ thể của No More GPGP như sau.

  • Giảm thiểu sản xuất nhựa
Các thành viên ASEZ WAO thu gom rác thải nhựa (Cape Town, Cộng hòa Nam Phi)
Các thành viên ASEZ WAO thu gom rác thải nhựa (Cape Town, Cộng hòa Nam Phi)

Vai trò của chính phủ và các doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc giảm thiểu sản xuất nhựa. Các thành viên ASEZ WAO đã tìm đến các công ty trực thuộc hoặc tổ chức tự trị địa phương và tổ chức buổi tọa đàm No More GPGP, ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) và mở ra các hoạt động hợp tác. Tăng cường sự quan tâm của các doanh nghiệp và chính phủ, cung cấp và tiếp nhận thông tin về các khu vực bị ô nhiễm nhựa để triển khai chiến dịch No More GPGP tại khu vực đó và tiếp tục hợp tác một cách có hệ thống.

  • Giảm thiểu tiêu thụ nhựa

Mô hình tiêu thụ phải thay đổi thì phương thức sản xuất mới có thể thay đổi. Vì vậy, ASEZ WAO chú trọng việc cải thiện nhận thức của người dân nhằm giảm mức tiêu thụ nhựa, đồng thời cho biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề nhựa và các phương án sử dụng sản phẩm thay thế thông qua chiến dịch quảng bá, hội thảo và diễn đàn về No More GPGP. Các thành viên đã xuất hiện trên đài phát thanh địa phương Namibia và thu hút sự chú ý của người dân.[3][4]

  • Giảm thiểu rác thải nhựa

ASEZ WAO thu gom rác thải nhựa bị vứt bừa bãi trên đất liền để giảm lượng đồ nhựa thải bỏ. Rác thu gom được phân loại tùy theo khả năng tái chế, đồ nhựa được tháo nắp và nhãn dán để xử lý riêng biệt rồi chuyển giao cho công ty tái chế.[5]

Hiện trạng hoạt động

No More GPGP forum held in Syracuse, NY, U.S.
No More GPGP forum held in Syracuse, NY, U.S.

Dự án No More GPGP được triển khai một cách sôi động tại Hàn Quốc và trên toàn thế giới. Trước đại dịch, các thành viên ASEZ WAO Hàn Quốc đã bay đến các nước trên thế giới thông qua chương trình Trải nghiệm Văn hóa nước ngoài, họ tích cực cho biết về tác hại của rác thải nhựa và đi tiên phong với vai trò nhà vận động môi trường nhân dân.[6] Các thành viên Hàn Quốc đã đi đến Thái Lan và tổ chức buổi tọa đàm No More GPGP tại Uỷ ban quận Wang Thonglang, Bangkok, họ đã đề ra các mục tiêu và phương pháp cụ thể để giảm thiểu đồ nhựa sử dụng một lần. Phó Uỷ ban quận đã ký kết MOU với ASEZ WAO và mời các thành viên đến sự kiện giảm thiểu sử dụng đồ nhựa. Tại Ấn Độ, chiến dịch No More GPGP và công tác thu gom nhựa được tổ chức ở khắp nơi, bởi đó họ đã được trao tặng Bản cảm tạ của tòa thị chính Pune. Tại Mỹ, ASEZ WAO đã cam kết hợp tác lâu dài về dự án No More GPGP cùng với các Uỷ viên Hội đồng Thành phố và các quan chức Tòa thị chính tại Atlanta, Loganville và Augusta. Tại diễn đàn No More GPGP được tổ chức tại Syracuse, New York, nghị sĩ Hạ viện của bang đã tham dự và lên tiếng nhất trí về việc ban hành các dự luật liên quan, các thành viên Hàn Quốc và địa phương đã đến trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc để giới thiệu về dự án No More GPGP.[7][8][9][10]

Nhằm đối phó với lượng sản xuất và tiêu thụ đồ nhựa càng tăng một cách đột biến kể từ sau đại dịch Covid-19, thành viên ở các nước đều đang triển khai hoạt động No More GPGP một cách đều đặn trong khi tuân thủ các quy tắc phòng dịch.[11] Các thành viên Hàn Quốc đã cải thiện nhận thức của người dân trong khi tiến hành thu gom rác thải nhựa tại các khu vực đông dân cư, chẳng hạn như núi Suraksan ở Seoul, công viên hồ Ansan, suối Gajwacheon ở Goyang, đường Dongseong ở Daegu v.v... Các cơ quan công quyền ở địa phương rất hoan nghênh hoạt động No More GPGP, họ đã cung cấp thông tin và hỗ trợ các vật phẩm cần thiết như túi đựng rác v.v...[12][13][14] Tính đến tháng 10 năm 2021, có 36.948 người đến từ 33 quốc gia đã tham gia và thu gom được 140 tấn rác thải.

Xem thêm

Chú thích

  1. Nearly Every Seabird on Earth Is Eating Plastic, National Geographic, September 3, 2015
  2. Could you be eating a credit card a week?, WWF, June 12, 2019
  3. “ASEZ WAO Mông Cổ, hội thảo môi trường và làm sạch đường phố tại Bayanzürkh”. Trang web ASEZ WAO. 12 tháng 1 năm 2020.
  4. “ASEZ WAO Namibia, giới thiệu chiến dịch "No More GPGP" trên đài phát thanh”. Trang web ASEZ WAO.
  5. “Các thanh niên Hội Thánh của Đức Chúa Trời kêu gọi "Hãy giảm thiểu dùng đồ nhựa để cứu sống trái đất". JoongAng Ilbo. 23 tháng 12 năm 2020.
  6. “ASEZ WAO - Đoàn Phụng sự Thanh niên Công sở Hội Thánh của Đức Chúa Trời, các nhân viên công sở đi tiên phong trong việc giảm thiểu đồ nhựa”. Sisa News. 9 tháng 8 năm 2019.
  7. “ASEZ WAO Thái Lan, tổ chức tọa đàm tại Bangkok”. Trang web ASEZ WAO. 17 tháng 1 năm 2020.
  8. “Vì một Ấn Độ sạch đẹp, vì một trái đất không có vấn đề môi trường”. Trang web ASEZ WAO. 20 tháng 1 năm 2020.
  9. "No More GPGP" tại Atlanta, Mỹ”. Trang web ASEZ WAO. 19 tháng 1 năm 2020.
  10. ASEZ WAO Syracuse chapter pushes to say ‘goodbye to plastic’ at environmental forum, LOCALSYR.com, January 12, 2020
  11. “Đoàn Phụng sự Thanh niên Công sở ASEZ WAO tổ chức hoạt động phụng sự định kỳ”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. 18 tháng 12 năm 2020.
  12. “ASEZ WAO - Đoàn Phụng sự Thanh niên Công sở Hội Thánh của Đức Chúa Trời hoạt động phụng sự quy mô lớn”. Ulsan Maeil UTV. 21 tháng 6 năm 2021.
  13. “ASEZ WAO, góp phần trung hòa khí cácbon bằng cách thu gom rác thải nhựa ở khu vực Daegu”. Báo Gyeongbuk. 22 tháng 6 năm 2021.
  14. Church of God members win Int'l environmental awards, The Korea Times, 24 tháng 11 năm 2021.