Vấn đề khăn trùm
Vấn đề khăn trùm đã được đề cập trong I Côrinhtô chương 11 là luật lệ mà các thánh đồ phải giữ khi cầu nguyện hoặc thờ phượng lên Đức Chúa Trời. Lệ định này nhằm cho biết người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu còn người nữ dùng khăn trùm. Sứ đồ Phaolô đã đề cập đến vấn đề khăn trùm khi viết thư cho Hội Thánh Côrinhtô, trong đó ông đã ghi chép về luật lệ khăn trùm cùng ý nghĩa của luật lệ ấy dựa trên sự dạy dỗ của Đấng Christ. Thông qua sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời và bổn tính tự nhiên mà Ngài đã ban cho loài người, Phaolô nhấn mạnh rằng hết thảy mọi Hội Thánh phải giữ luật lệ về khăn trùm.
Nội dung về vấn đề khăn trùm
Khi gặp gỡ và đối thoại với vua hoặc tổng thống của một quốc gia thì đương nhiên có các phép tắc tương ứng. Tương tự, trong việc cầu nguyện và dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời cũng có luật lệ và phép đạo được quy định trong Kinh Thánh. Luật lệ khăn trùm cũng là một trong số đó.
Thánh đồ nam
Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người (tất cả đàn ông, bản dịch mới); người đàn ông là đầu người đàn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ. Phàm người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình.
Kinh Thánh chép rằng Đấng Christ là đầu của người đàn ông, và người đàn ông cầu nguyện mà trùm đầu lại thì làm nhục đầu mình. Nói cách khác, ấy là hành vi làm nhục Đấng Christ. Cho nên người đàn ông khi cầu nguyện hoặc thờ phượng thì không được đội bất cứ thứ gì trên đầu.
Thánh đồ nữ
Nhưng phàm người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình: Thật chẳng khác gì đã cạo đầu vậy. Ví bằng người đàn bà không trùm đầu, thì cũng nên hớt tóc đi. Song nếu người đàn bà lấy sự hớt tóc hoặc cạo đầu làm xấu hổ, thì hãy trùm đầu lại.
Kinh Thánh ghi chép rằng nếu đàn bà muốn cầu nguyện mà không dùng khăn trùm đầu thì hãy hớt tóc đi. Nhưng thật ra lời này không có ý nói rằng chỉ cần hớt tóc là được, mà là biểu hiện để nhấn mạnh rằng phải dùng khăn trùm. Vậy nên người nữ phải dùng khăn trùm đầu khi cầu nguyện hoặc thờ phượng.
Căn cứ của luật lệ khăn trùm
Trong bức thơ đầu tiên gửi cho các thánh đồ của Hội Thánh Côrinhtô (I Côrinhtô), sứ đồ Phaolô đã đề cập đến trật tự và toàn bộ các hạng mục của Hội Thánh theo tấm gương của Đấng Christ, trong đó có ghi chép về luật lệ khăn trùm ở chương 11. Đương thời, trong Hội Thánh Côrinhtô có một số thánh đồ nữ chủ trương bình đẳng nam nữ và có động thái cởi khăn trùm đầu trong khi thờ phượng. Sứ đồ Phaolô đã gắng sức chỉnh đốn điều này bằng cách giải thích sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ về luật lệ khăn trùm và ý nghĩa được chứa đựng trong luật lệ ấy.
Sự dạy dỗ của Đấng Christ
Hãy bắt chước tôi [sứ đồ Phaolô], cũng như chính mình tôi bắt chước Ðấng Christ vậy.
Ngay trước khi giải thích về luật lệ khăn trùm, sứ đồ Phaolô đã nhấn mạnh rằng hết thảy mọi điều mà ông truyền dạy đều là việc làm theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus Christ. Luật lệ khăn trùm rõ ràng là sự dạy dỗ của Đấng Christ.
Quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời
Vả, đàn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì không nên trùm đầu; nhưng đàn bà là sự vinh hiển của đàn ông. Bởi chưng không phải đàn ông ra từ đàn bà, bèn là đàn bà ra từ đàn ông; không phải đàn ông vì cớ đàn bà mà được dựng nên, bèn là đàn bà vì cớ đàn ông vậy. Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy.
Khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, Ngài đã lấy bụi đất mà làm ra Ađam trước,[1] rồi mới lấy xương sườn của Ađam để tạo ra Êva đóng vai trò làm người giúp đỡ cho Ađam.[2] Lịch sử thể này cho biết về trật tự mà Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đã định ra. Sứ đồ Phaolô nhấn mạnh rằng tất nhiên đàn ông và đàn bà đều bình đẳng trong Đức Chúa Trời,[3] nhưng người đàn bà phải dùng khăn trùm đầu theo sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời.
Sự dạy dỗ theo bổn tính
Chính anh em hãy đoán xét điều nầy: Đàn bà cầu nguyện Đức Chúa Trời mà không trùm đầu là hiệp lẽ chăng? Chính lẽ tự nhiên há chẳng dạy cho anh em biết đàn ông để tóc dài thì lấy làm hổ thẹn sao? Nhưng, nếu đàn bà để tóc dài thì là lịch sự cho mình, vì đã ban tóc dài cho người, dường như khăn trùm vậy.
Thông qua bổn tính của loài người cảm thấy người nữ để tóc dài thì đẹp đẽ, sứ đồ Phaolô đã nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng thánh đồ nữ phải dùng khăn trùm đầu. Đức Chúa Trời đã ban cho loài người tầm mắt xem mái tóc dài của người nữ là đẹp đẽ. Đó là lời dạy dỗ ngầm rằng việc người nữ trùm đầu mình là điều làm đẹp mắt trước Đức Chúa Trời.
Câu “Vì đã ban tóc dài cho người, dường như khăn trùm vậy” cũng có nghĩa là “Sở dĩ Ngài ban cho người nữ mái tóc dài là để họ có được tấm lòng muốn dâng thờ phượng trong khi trùm đầu lại”. Có ý kiến cho rằng điều này nghĩa là “nếu có tóc dài thì không trùm đầu cũng được”. Song đây là cách giải thích mâu thuẫn với lời trước đó mà sứ đồ nhấn mạnh rằng nhất định phải trùm đầu theo sự dạy dỗ của Đấng Christ. Hơn nữa, nếu sử dụng khăn tùy theo độ dài của tóc thì sứ đồ Phaolô đã phải ghi chép lại tiêu chuẩn độ dài rõ ràng.
Chính anh em hãy đoán xét điều nầy: Đàn bà cầu nguyện Đức Chúa Trời mà không trùm đầu là hiệp lẽ chăng?... Bằng có ai muốn cãi lẽ, thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà các Hội thánh Đức Chúa Trời cũng không có nữa.
Nhưng nếu có ai tranh luận về vấn đề này thì chúng tôi không có tập tục ấy và các Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng không có như thế.
- Kinh Thánh Bản dịch mới, I Côrinhtô 11:16
Sứ đồ Phaolô quả quyết rằng trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời không có luật lệ người nữ cầu nguyện mà không dùng khăn trùm đầu. Sứ đồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng luật lệ khăn trùm là luật lệ đồng nhất tại hết thảy mọi Hội Thánh của Đức Chúa Trời chứ không chỉ riêng ở khu vực Côrinhtô, và không thể tìm thấy hành vi người nữ không trùm đầu mà thờ phượng trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở bất cứ khu vực nào.
Đề mục và lời tựa của I Côrinhtô chương 11
Đề mục theo từng bản dịch Kinh Thánh
Có các bản dịch Kinh Thánh phân chia đoạn văn và đặt tiêu đề phù hợp với mỗi đoạn để người đọc dễ dàng hiểu được nội dung trong Kinh Thánh. Trong các bản dịch Kinh Thánh như thế, tiêu đề của I Côrinhtô chương 11 trong bản dịch 2011 được chép là “Phong Tục Phụ Nữ Trùm Ðầu”. Điều này cho thấy I Côrinhtô chương 11 đặt trọng tâm vào vấn đề khăn trùm đầu mà thánh đồ nữ dùng để che đầu trong khi cầu nguyện hoặc dâng thờ phượng. Sau đây là tiêu đề của I Côrinhtô chương 11 được ghi chép trong một số bản dịch Kinh Thánh tiếng Hàn.
Bản dịch tiếng Hàn | Nơi phát hành | Tiêu đề |
---|---|---|
Bản dịch Truyền thống tiếng Hàn | Hiệp Hội Kinh Thánh Hàn Quốc | 여자가 머리에 쓰는 너울(Cái lúp đàn bà dùng che đầu) |
New International Version (tiếng Anh) | Zondervan | On Covering the Head in Worship |
Bản Dịch 2011 | Bau Dang | Phong Tục Phụ Nữ Trùm Ðầu |
Thực trạng của từng giáo phái
Công giáo
Giáo hội Công giáo La Mã dùng khăn mà các nữ tín đồ gọi là Misabo (Misapo), nhưng họ lại không giữ một cách nghiêm túc.[4][5] Đàn ông (giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục) cũng đội các kiểu mũ có hình dạng khác nhau trên đầu. Dưới đây là triều thiên ba tầng của giáo hoàng (敎皇 三重冠, Papal Tiara), mũ Mitra (主敎冠, Miter), mũ Zucchetto, mũ Biretta, mũ Galero v.v...
-
Triều thiên ba tầng của giáo hoàng
-
Mũ Mitra
-
Mũ Zucchetto
-
Mũ Biretta
-
Mũ Galero
Triều thiên ba tầng được giáo hoàng sử dụng khi tiến hành trong các nghi lễ như lễ đăng quang. Họ nói rằng triều thiên ba tầng không còn được sử dụng kể từ sau lễ đăng quang của Giáo hoàng Paul VI năm 1963.[6] Mũ Mitra là chiếc mũ dạng chóp cao và nhọn, được gọi là Miter theo tiếng Mỹ, Mitre theo tiếng Anh,[7] và “Mitra” trong tiếng Latinh.[8] Mũ Zucchetto là loại mũ hình bán cầu được gọi là mũ sọ (Pileolus).[9] Mũ Biretta là chiếc mũ có góc cạnh, còn được gọi là mũ bốn góc (司祭角帽) hay mao quan (毛冠).[10] Mao quan chỉ về mào của loài chim được kết bởi lông vũ. Thực tế, trên mũ Biretta có gắn chỏm hoặc ba bốn cái lông vũ. Màu sắc của mũ Biretta khác nhau tùy theo chức vụ.[11] Mũ Gallero là mũ màu đỏ có gắn dây tua rua, vành rộng và dẹt mà các hồng y giáo hội Công giáo La Mã đội.[12]
Chính thống giáo Đông phương cũng giống với giáo hội Công giáo La Mã. Các tín đồ nữ dùng khăn trùm đầu khi tham dự lễ misa, còn giám mục đội mũ Mitra được trang trí bằng các tranh ảnh thánh (thánh họa) và thập tự giá.[13][14][15]
Giáo hội cải cách
Trong số các hệ phái đạo tin lành, không có nhiều nơi công nhận và thực hiện luật lệ khăn trùm. Giáo hội Anh Em Plymouth (Plymouth Brethren), có trụ sở tại Plymouth, Anh, được biết đến là giáo phái công nhận luật lệ khăn trùm.[16] Phái Menno (Menno派) thường được gọi là “Mennonite”, một trong những nhánh thuộc phái Anabaptist (Trùng Tẩy phái) tại Mỹ, dựa trên I Côrinhtô chương 11, các tín đồ nữ đội mũ bonnet hoặc mạng che mặt tùy sự lựa chọn của mỗi người.[17] Các nữ tín đồ nhóm Amish, một nhánh của phái Menno, vẫn giữ mái tóc dài và luôn đội mũ trên đầu.[18]
Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ luật lệ khăn trùm
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới vâng theo sự dạy dỗ trong Kinh Thánh, đàn ông không đội bất cứ thứ gì trên đầu, còn đàn bà dùng khăn trùm đầu trong khi dâng lễ thờ phượng. Với tư cách là Hội Thánh khôi phục lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus Christ đã rao giảng và các sứ đồ đã gìn giữ vào 2000 năm trước, Hội Thánh của Đức Chúa Trời kế thừa và vâng giữ luật lệ khăn trùm của Hội Thánh sơ khai.[19] Hội Thánh của Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng luật lệ khăn trùm không phải là quy định do loài người tự ý lập ra, nhưng là luật lệ được quy định và ban bố bởi Đức Chúa Trời.[20]
“ Hội Thánh của Đức Chúa Trời có đức tin mạnh mẽ về việc “thực tiễn theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh”. Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ theo Kinh Thánh, cùng vâng giữ mọi điều theo nguyên mẫu của Hội Thánh sơ khai vào 2000 năm trước như 3 kỳ 7 lễ trọng thể bắt đầu từ Lễ Vượt Qua giao ước mới, ngày Sabát, luật lệ khăn trùm v.v... “ — "Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới, Dàn hợp xướng của 2.700.000 thánh đồ",
《Monthly JoongAng》, năm 2017 số tháng 12
“ ― Kinh Thánh há chẳng dạy rằng các thánh đồ nữ (女) dùng khăn trùm đầu như misapo trên đầu trong lễ thờ phượng sao? “Như đã nói từ trước, nền tảng đức tin của chúng ta phải dựa trên Kinh Thánh. Khi thờ phượng, người đàn ông không đội bất cứ thứ gì trên đầu, còn người đàn bà dùng khăn trùm đầu là sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Đó cũng là hình ảnh của Hội Thánh sơ khai. Luật lệ khăn trùm (規例) trong Kinh Thánh được ghi chép rất rõ ràng ở I Côrinhtô 11. Đáng buồn thay, 2000 năm đã trôi qua và nhiều hội thánh ngày nay đang đi ngược lại với Kinh Thánh từ những chi tiết nhỏ như thế này. Người nữ không đội bất cứ thứ gì khi thờ phượng, hoặc các chức sắc (司祭) nam giới lại đội thứ gì đó trên đầu mà cử hành (執典) thánh lễ. Giả sử sứ đồ Phierơ, Giăng hay Phaolô đến thời đại này và nhìn xem, thì có lẽ không có hội thánh nào giống với hình ảnh của Hội Thánh mà họ đã từng đi, ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời.”
“ — "Chúng tôi lấy tình yêu thương của Đức Chúa Trời làm nền tảng để tạo ra một thế giới không có bất cứ ai bị đơn độc",
《Monthy Chosun》, năm 2017 số tháng 3
Tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào trên thế giới, chúng ta đều có thể nhìn thấy đồng nhất hình ảnh các thánh đồ nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu, còn thánh đồ nữ thì dùng khăn trùm đầu trong khi dâng lễ thờ phượng.
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “Sáng Thế Ký 2:7”.
Giêhôva Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
- ↑ “Sáng Thế Ký 2:21-23”.
Giêhôva Ðức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Ađam. Ađam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra.
- ↑ “I Côrinhtô 11:11-12”.
Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà; vì như đàn bà đã ra từ đàn ông, thì đàn ông cũng sanh bởi đàn bà, và cả thảy đều ra bởi Đức Chúa Trời.
- ↑ Misapo, Tập tài liệu thuật ngữ Công giáo
- ↑ Misapo, Catholic Peace Times, 14 tháng 7 năm 2002,
Nhà thờ không thể ép buộc các tín đồ không sử dụng misapo phải dùng misapo một cách miễn cưỡng. Song, nhà thờ không nói với các tín đồ rằng đừng sử dụng misapo. Theo lời trong I Côrinhtô chương 11, các tín đồ vốn có truyền thống sử dụng misapo. Thế nhưng, trong luật của giáo hội không có quy định rằng “nữ thánh đồ tham dự thánh lễ nhất định phải dùng khăn trùm đầu”.
- ↑ “The Pope and the Papal Tiara's symbolic power”, LA STAMPA
- ↑ “mitre,” Cambridge Dictionary
- ↑ “Miters”, Catholic Answers, 1 tháng 3 năm 1992
- ↑ “ZUCCHETTO”, Catholic Culture
- ↑ “BIRETTA”, Catholic Culture
- ↑ Anthony Lo Bello (24 tháng 1 năm 2020), “Origins of Catholic Words: A Discursive Dictionary”, The Catholic University of America Press
- ↑ “galero,” Merriam Webster Dictionary
- ↑ “Old Believers making a comeback in Russia”, NEW STRAITS TIMES, 23 tháng 1 năm 2022
- ↑ “Why do women cover their heads in Orthodox churches?”, Russia Beyond, 11 tháng 12 năm 2019
- ↑ “Pope, Russian Orthodox patriarch to meet in Cuba, Vatican announces”, The Catholic Register, 5 tháng 2 năm 2016
- ↑ J Boyd Nicholson Sr., “The Head Covering―A Biblical Perspective―The True Women's Lib,” Plymouth brethren Writings,
The reason for the woman's covering is also twofold. First, it is a natural one. ... Second, a spiritual reason is given in verse 10. ... When a woman comes into a church gathering with her head covered, she performs a ministry to the hosts of heaven. She becomes to angels an object lesson of submission to divine headship.
- ↑ “about the Amish and Mennonites,” The Mennonite mom, Apr. 4. 2019.,
1 Corinthians 11 speaks on the matter. When in worship, men were told to uncover their heads and women to cover. ... This is my choice, no one is forcing me to cover my head.
- ↑ The female Amish, a part of the Mennonites, keep long hair and always wear a hood around their heads.<ref>Why do Amish men have beards but no mustaches?, All about the Amish: Answers to Common Questions, March 2, 2021
- ↑ [500 năm cải cách tôn giáo của Luther - Hội thánh của Đức Chúa Trời và lẽ thật của Kinh Thánh] Tin điều gì, thực tiễn những gì?, Monthly JoongAng, tháng 12 năm 2017,
Hội Thánh của Đức Chúa Trời cho biết “Phong trào cải cách tôn giáo là sự kiện lớn mang tính lịch sử nhưng vẫn không thể khôi phục giao ước mới của Hội Thánh sơ khai”. Bằng chứng là trong vô số các nhà thờ hội thánh ngày nay không có nơi nào kế thừa trọn vẹn về luật lệ khăn trùm, ngày Sabát, 3 kỳ 7 lễ trọng thể bắt đầu bởi Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Đấng Christ và các sứ đồ đã từng giữ. ... Ngày nay, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang giữ gìn giao ước mới đã từng bị biến mất. ... Chúng tôi tự hào rằng “Đây là Hội Thánh duy nhất trên thế giới kế thừa và giữ theo y nguyên lẽ thật mà Đấng Christ đã lập nên vào 2000 năm trước”.
- ↑ Kim Joo Cheol, "Chương 9 Về vấn đề khăn trùm", 《Giao ước và Điều răn》, NXB Mênchixêđéc, 2020, trang 81, “Giống như lời đã dò xem thông qua Kinh Thánh, luật lệ khăn trùm không phải là quy định do loài người tùy ý làm ra, nhưng là luật lệ do Đức Chúa Trời chế định và tuyên bố. Những người đàn ông không được dùng, nhưng người đàn bà nhất định phải dùng. Ấy chính là phép đạo mà Đức Chúa Trời quy định vì sự cứu rỗi của chúng ta.”